Bệnh tụ huyết trùng ở gà là bệnh gì, có dễ chữa không?

Bệnh tụ huyết trùng ở gà

Bệnh tụ huyết trùng ở gà từ lâu đã được xem nỗi nhức nhối với rất nhiều người chăn nuôi. Vậy thực chất tụ huyết trùng là bệnh gì, có thể chữa được hay không? Đi tìm hiểu ngay trong bài viết này để có cái nhìn tổng quan nhất.

Bệnh tụ huyết trùng ở gà là bệnh gì?

Tụ huyết trùng hay còn được gọi với tên dân gian là bệnh gà toi. Đây là một trong những căn bệnh truyền nhiễm cấp tính thường xuất hiện ở gà và các loại gia cầm khác.

Bệnh này do vi khuẩn gây ra và thường xuyên xuất hiện ở các thời điểm giao mùa, thay đổi thời tiết. Đúng như tên gọi của nó, bệnh có dạng nhiễm trùng huyết, viêm xuất huyết dưới da hay màng niêm mạc. Để lâu không được chữa trị sẽ dẫn tới hoại tử gan và khiến gia cầm tử vong.

Bệnh tụ huyết trùng ở gà có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi khác nhau của gà và tốc độ diễn biến bệnh vô cùng nhanh. Do tình trạng lây lan chóng vánh, người ta đã cảm thấy vô cùng lo lắng khi phát hiện căn bệnh này ở gà.

Bệnh tụ huyết trùng ở gà
Bệnh tụ huyết trùng ở gà là bệnh gì

Nguyên nhân gây ra bệnh tụ huyết trùng ở gà

Nguyên nhân chính gây ra bệnh này là do vi khuẩn có tên là Pasteurella Multocida, một loại vi khuẩn có rất nhiều chủng. Trong trường hợp này, đây là vi khuẩn Gram Âm (Gram -).

Với nguyên nhân gây bệnh xuất phát từ vi khuẩn, gà ở mọi lứa tuổi, trạng thái hay giống loài đều có thể mặc bệnh và diễn biến vô cùng nhanh.

bệnh tụ huyết trùng ở gà
Nguyên nhân bệnh tụ huyết trùng ở gà

Triệu chứng bệnh tụ huyết trùng ở gà

Khi nhắc về triệu chứng của bệnh tụ huyết trùng ở gà, có thể chia thành 3 thể khác nhau. Thông thường các triệu chứng này xuất hiện kèm theo bệnh vào thời điểm giao mùa, thời tiết đột ngột thay đổi (nóng lạnh đột ngột).

Thể cấp tính

Đây được xem là thể bệnh phổ biến và hay gặp nhất khi gà mắc bệnh tụ huyết trùng. Lúc này gà bị bệnh sẽ xuất hiện triệu chứng sốt rất cao lên tới 41-42 độ C. Phần ngoài gà ủ rũ, lười ăn, bỏ ăn, rũ cánh, lười đi lại hoặc nằm im tại chỗ. Phần lông bụng và lông cổ xù lên, ẩm ướt.

Xuất hiện chất dịch, nhớt chảy ra từ miệng, mũi của gà. Trong đám dịch nhầy này có lẫn máu đông đã chuyển qua màu tím hay nâu sẫm. Ngoài ra thì gà nhiễm bệnh trong thời gian này cũng xuất hiện tình trạng đi ngoài ra phân màu nâu, màu đỏ hoặc màu trắng.

Càng ngày thì gà càng thở yếu hơn, phần mồng (mào) chuyển sang màu thâm tím và dần dần lịm đi rồi tử vong do nghẹt thở.

Thể quá cấp tính

Nếu như thể cấp tính diễn tiến nhanh trong việc bệnh nặng dần lên thì thể quá cấp tính còn nhanh hơn rất nhiều lần. Gà mắc bệnh tụ huyết trùng ở thể này chỉ xuất hiện triệu chứng mệt mỏi, ủ rũ và nhanh chóng tử vong chỉ sau 1- 3h phát bệnh.

Nhiều trường hợp cho thấy gà thậm chí còn chết ngay trong quá trình đi lại, ăn uống hay đẻ trứng. Với gà chọi, nhiều chiến kê không có biểu hiện gì nhiễm bệnh nhưng có thể đột ngột gục xuống trong lúc thi đấu.

Thể quá cấp tính này sau khi phát bệnh thường thấy da chuyển sang màu tím tái, mũi miệng rò rỉ nước dãi kèm máu tươi. Thân gà nóng, lông ướt và có tình trạng nở căng phần ngực.

Thể mạn tính

Đây có thể xem là thể ít nguy hiểm hơn, nhưng hệ quả để lại là rất lâu dài. Khi gà mắc tụ huyết trùng thể này, chúng có triệu chứng đi lại khó khăn do bị viêm khớp. Gà sụt cân rất nhanh, rũ cánh, mệt mỏi và hay đi ngoài ra nước lẫn cùng dịch có màu như lòng đỏ trứng gà.

bệnh tụ huyết trùng ở gà
triệu chứng bệnh tụ huyết trùng ở gà

Xem thêm : Dagaa88.com

Bệnh tích tụ huyết trùng ở gà

Khi gà bị nhiễm tụ huyết trùng và phát bệnh thì bệnh tích để lại được ghi nhận bao gồm những điều sau:

Gà bị tụ huyết dẫn tới cơ bắp, phần thịt ở đùi, cánh tím bầm. Cơ nhão, thịt nhão và phần thịt dưới da có lớp nhầy như keo dính giấy.

Nội tạng sưng phù, xuất hiện các lớp màng bọc chứa dịch màu màng, phần gan bị thâm tím, tim có biểu hiện nhồi máu.

Phổi bị tụ máu, nâu sẫm do không thể hô hấp. Ngoài ra còn xuất hiện cả dịch màu vàng lẫn cùng máu tưới.

Bề mặt trong của gan xuất hiện các nốt, chấm màu trắng to bằng hạt đậu xanh, nhiều nốt hoại tử tụ lại cùng với nhau.

Với gà chọi, phần mồng (mào) và da cổ chuyển từ màu đỏ sang màu tím do thâm, các khối cơ ở đùi bị đứt nhão, mũi có dịch.

Cách chữa bệnh tụ huyết trùng ở gà

Về cơ bản thì Bệnh tụ huyết trùng ở gà là một bệnh rất dễ gặp khi chăn nuôi. Dù vậy thì mức độ thiệt hại khi bùng phát bệnh là không thể kiểm soát. Do đó người nuôi cần phải có những sự chủ động trong việc chữa trị để tránh bệnh đi vào diễn biến xấu.

Khi phát hiện các triệu chứng ban đầu, người nuôi cần nhanh chóng thực hiện theo phác đồ điều trị sau đây:

Bước 1: Tiến hành pha trộn vào nước uống (sạch) và thức ăn chăn nuôi cho gà một trong số các loại thuốc như: Bio Amoxicillin, Ampi Coli, Enro, Colivit, Norflox,…

Thực hiện nghiêm chỉnh quy định về mặt liều lượng và phương thức pha chế, bảo đảm đúng theo yêu cầu ghi trên bao bì sản phẩm.

Bước 2: Bổ sung thêm các sản phẩm điện giải, tăng sức đề kháng cho gà đều đặn.

Bước 3: Thực hiện tiêm toàn đàn gà bằng thuốc Linspec 5/10 mỗi con 1 mũi trong vòng 3 ngày liên tiếp để tránh lây lan và bệnh chuyển nặng.

Phòng bệnh tụ huyết trùng ở gà thế nào?

Để tránh và giảm thiểu tới mức thấp nhất nguy cơ gà bị mắc bệnh tụ huyết trùng, người nuôi cần tiến hành tiêm phòng vắc xin cho gà ngay khi chúng được 1 tháng tuổi.

Sử dụng các loại vắc xin theo khuyến cáo của cán bộ thú y hoặc chuyên gia trong lĩnh vực này. Ngoài ra cũng cần tiến hành khử trùng chuồng trại chăn nuôi để bảo đảm môi trường sống sạch cho gà.

Với đặc thù những người nuôi gà chọi, liên tục quan sát các biểu hiện của gà để phát hiện bệnh kịp thời. Vì gà chọi sở hữu độ linh hoạt cao, thế nên các biểu hiện ban đầu thường sẽ rõ rệt hơn gà thường.

bệnh tụ huyết trùng ở gà
Phòng bệnh tụ huyết trùng ở gà

Lời kết

Trên đây là bài viết về Bệnh tụ huyết trùng ở gà, nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trị và phòng ngừa. Hy vọng bạn đọc đã có được cho mình kho kiến thức tổng quan nhất về căn bệnh này. Đừng quên ghé thăm chúng tôi để cập nhật những kiến thức mới nhất về chăm sóc, chăn nuôi gà đá, gà chọi nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *