Bệnh tiêu chảy ở gà chữa thế nào? Cách phòng bệnh hiệu quả nhất

Bệnh tiêu chảy ở gà

Bệnh tiêu chảy ở gà là một căn bệnh không hề hiếm gặp, thế nhưng không phải ai cũng biết cách chữa trị sao cho hiệu quả nhất. Đồng thời đó là cách phòng bệnh chuẩn khuyến cáo thú y.

Bệnh tiêu chảy ở gà có dấu hiệu gì?

Khi gà mắc phải chứng tiêu chảy nghĩa là hệ tiêu hóa của chúng đang gặp phải vấn đề. Tình trạng bệnh từ lúc bắt đầu chớm tới khi chuyển nặng sẽ thường xuất hiện các dấu hiệu cơ bản sau đây:

Gà đi ngoài xuất hiện phân có màu trắng hoặc xanh. Thể trạng của phân thường loãng, có thể đặc sệt cho tới chỉ có nước. Trong trường hợp bệnh đã chuyển nặng, phân gà có xu hướng không được đẩy hết ra mà thường mắc kẹt hay dính ở phao câu.

Phần dịch tiết ra từ gà bị bệnh tiêu chảy thường có mùi hôi, tanh rất khó chịu. Phân gà sau khi đi ra cũng có mùi nồng, tanh như mùi cá ươn.

Với gà con, chúng có biểu hiện mệt mỏi, ủ rũ, lười di chuyển, biếng ăn và ngủ li bì.

Với gà chọi, chúng thường rũ lông, sợ người và rất yếu. Có cảm giác đôi mắt trở nên đờ đẫn, dáng đi mệt mỏi, phản xạ không còn nhanh nhậy và rất lười di chuyển như trước.

Gà liên tục uống nước, uống nhiều nước một cách bất thường dù rằng thời tiết không quá nóng kèm theo biểu hiện mệt mỏi.

Nguyên nhân của bệnh tiêu chảy ở gà

Sau khi đã nắm bắt được các biểu hiện cơ bản, người nuôi cần phải biết vì sao gà lại mắc bệnh tiêu chảy, từ đó mới đưa ra cách chữa trị phù hợp. Trong số này, có thể kể tới một số nguyên nhân chủ chốt bao gồm.

Từ nguồn thức ăn chăn nuôi

Vì là bệnh liên quan tới đường tiêu hóa, thế nên thức ăn chăn nuôi là thứ được nhắc tới đầu tiên khi tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh.

Thường thì với các loại thức ăn cho gà hiện tại, chúng rất dễ bị hư hỏng hoặc biến đổi chất chỉ sau 1 thời gian ngắn tiếp xúc trực tiếp với môi trường. Các yếu tố như ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ,… tác động khiến cho thức ăn không còn ở trạng thái ban đầu.

Do đó khi không thể bảo quản kỹ lưỡng và cẩn thận ở môi trường bên ngoài, thức ăn rất dễ bị nấm mốc. Chính những loại nấm mốc này sẽ theo đường ăn và bám trực tiếp tới thành ruột của gà. Điều này khiến cho ruột của gà bị tổn thương, từ đó làm giảm khả năng tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng.

Hợp chất Ochratoxin bên trong các loại nấm mốc cũng tác động trực tiếp tới thận của gà, khiến cho chúng gặp khó trong việc bài tiết, đào thải chất độc.

Do nguồn nước, nước uống

Việc gà uống phải nguồn nước không sạch, nước nhiễm khuẩn cũng là nguyên nhân khiến chúng bị tiêu chảy. Đồng thời thì vào thời điểm nắng nóng, gà có xu hướng uống nhiều nước hơn ngày thường. Trạng thái mất cân bằng điện giải diễn ra khiến chúng liên tục phải hấp thụ các khoáng chất như Kali, Magie, Narti,… từ đó gây ra tình trạng dư thừa nước, một phần nguyên nhân gây ra tiêu chảy.

Từ mầm bệnh tự nhiên

Một trong những mầm bệnh dễ gặp nhất là cầu trùng (tên khoa học là Coccidiosis). Khi mắc bệnh này, phần ruột của gà sẽ bị ảnh hưởng gây rò rỉ protein, huyết tương tới các trực khuẩn Clostridium Perfringens. Tình trạng này diễn ra liên tục khiến gà không hấp thụ được chất dinh dưỡng, vi khuẩn tiếp tục sinh trưởng tạo ra độc tố khiến gà nhiễm bệnh.

Đáng chú ý hơn cả khi mà bệnh này hoàn toàn bộc phát tự nhiên. Song song cùng với đó là các loại vi khuẩn, virus gây tiêu chảy đường ruột khác như Coronavirus, Escherichia Coli, Rotavirus,…

Do môi trường chăn nuôi

Đây là thứ tác động trực tiếp tới sức khỏe của gà hàng ngày, vì đó là nơi chúng hít thở và tiếp xúc hàng ngày. Lý giải cho nguyên nhân này, chuồng trại không được khử trùng, dọn dẹp và phun sát khuẩn thường xuyên sẽ tạo ra những nơi lưu trú của mầm bệnh.

Ngoài ra thì việc nuôi nhốt tập trung với mật độ lớn, không có khoảng trống đủ rộng để tạo độ thông thoáng cũng khiến cho gà bị bí, gặp các vấn đề về suy giảm thể trạng.

Bệnh tiêu chảy ở gà chữa thế nào cho đúng?

Khi đã nắm được nguyên nhân, người nuôi có thể từng bước thực hiện các bước để chữa trị bệnh tiêu chảy ở gà. Áp dụng các biện pháp cả về dân gian lẫn khuyến cáo thú y là điều vô cùng cần thiết.

Điều trị bằng thuốc

Thông thường, người chăn nuôi hay sử dụng trực tiếp các loại thuốc đặc trị tiêu chảy ở người để dùng cho gà. Hiệu quả cũng đã được kiểm nghiệm với một số loại thuốc phổ biến như Smecta hay Berberin.

Tuy nhiên để chuẩn theo các khuyến cáo về thú ý, người nuôi cần sử dụng các loại thuốc đặc trị tiêu chảy cho gà như Eldoper Loperamide, Fenben Oral hay Terra Neocin.

Điều trị bằng kinh nghiệm dân gian

Có thể sử dụng kinh nghiệm dân gian truyền lại để chữa bệnh tiêu chảy cho gà bằng những nguyên liệu dễ kiếm. Điển hình trong số này là 2 bài thuốc bằng lá ổi và tỏi.

Xem thêm : Trang đá gà thomo trực tiếp mỗi ngày : dagaa88.com

Sử dụng búp ổi, lá ổi non giã nhuyễn, chắt lấy nước để cho gà uống.

Giã nhuyễn tỏi, ngâm cùng nước ấm và sau 24h thì chắt lấy nước cho gà uống thay nước lọc. Phần bã tỏi còn lại sẽ đem trộn cùng thức ăn cho gà (không để quá 6h).

Phòng bệnh tiêu chảy ở gà

Dọn dẹp, khử trùng chuồng nuôi

Tách gà ra khỏi một khu vực thoáng, có ánh nắng, tránh ẩm ướt. Tiến hành khử trùng chuồng trại bằng chế phẩm sinh học, thuốc sát trùng để diệt mầm bệnh. Dọn dẹp chuồng nuôi và rắc men vi sinh để tiêu hủy phần phân còn bám trên nền chuồng.

Vệ sinh xung quanh

  • Thực hiện rắc vôi bột ở khu vực cống rãnh, tránh tắc cống, ứ đọng rác thải.
  • Bổ sung đề kháng cho gà bằng các chất điện giải, men tiêu hóa.
  • Vệ sinh thường xuyên dụng cụ chăn nuôi như máng ăn, máng uống.

Lời kết

Bệnh tiêu chảy ở gà là một căn bệnh thường gặp và dễ gặp, dù không nguy hiểm nhưng có thể ảnh hưởng trực tiếp tới thể trạng của gà. Đặc biệt là với gà chọi, tiêu chảy khiến chúng bị sút cân, giảm sức bền và không còn tinh anh như khi chưa mắc bệnh. Vậy nên người nuôi cần áp đụng thật kỹ các nguyên tắc phòng bệnh, đồng thời đó thực hiện quan sát và đưa ra các biện pháp chữa trị kịp thời.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *