Bệnh Gumboro – Nỗi Băn Khoăn Của Người Chăn Nuôi

bệnh Gumboro

Làm sao để phòng và trị bệnh Gumboro cho gà là nỗi trăn trở của nhiều bà con. Đây là một loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể để lại hậu quả nghiêm trọng trên đàn gà. Cùng Dagaa88 tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này qua bài chia sẻ ngay sau đây!

Dagaa88 chia sẻ thông tin về bệnh Gumboro trên gà 

Tìm hiểu thông tin cơ bản về Gumboro trên gà

Sau đây Dagaa88 xin tiết lộ một vài thông tin cơ bản về căn bệnh truyền nhiễm cấp tính ở gày này:

Bệnh Gumboro là gì?

Bệnh Gumboro hay còn được biết với tên khoa học là bệnh IBD: INFECTIOUS BURSAL DISEASE. Bệnh phát triển do Birnavirus tác động Fabricius làm cho hệ miễn dịch ở gà bị suy giảm nghiêm trọng. Theo thông tin Dagaa88 tìm hiểu bệnh xuất hiện ổ dịch đầu tiên tại Gumboro thuộc bang Delaware – Mỹ. 

Đến năm 1980, Gumboro bắt đầu xuất hiện ở các trang trại gà ở miền Nam Việt Nam. Do thiếu kinh nghiệm phòng bệnh và chưa có thuốc đặc trị Gumboro đã để lại thiệt hại kinh tế rất lớn cho các trang trại trong nước. Hiện nay, bệnh đã lây lan khắp các tỉnh thành trong nước. 

Bệnh Gumboro là gì và chuyên nhân mắc bệnh do đâu?

Độ tuổi gà mắc bệnh

Gumboro hầu hết xuất hiện ở các loài gia cầm như gà, vịt khoảng từ 3 – 6 tuần tuổi. Tuy nhiên, vẫn có một số cá thể mắc bệnh sớm chỉ khi mới tròn 9 ngày tuổi hoặc muộn hẳn sau tận 9 tuần tuổi. 

Những cá thể được nuôi nhốt quanh năm, thường xuyên tập trung theo bầy đàn là các đối tượng dễ mắc bệnh nhất hiện nay. 

Mùa dễ lây lan

Bệnh IBD có thể bùng phát quanh năm. Tuy nhiên, thời điểm bệnh lây lan mạnh nhất là vụ đông xuân. Trong đàn số cá thể mắc bệnh lên đến 100% với tỷ lệ chết chạm ngưỡng 20 – 30%. Thực tế vẫn có những ca mắc bệnh với tỷ lệ chết lên đến 60 – 100%. 

Các con đường lây truyền bệnh Gumboro cho gà sư kê cần biết

IBD Virus xuất hiện ở mọi nơi trong môi trường sống của gà. Chủ yếu bệnh lây truyền qua những con đường sau:

  • Lây truyền trực tiếp: gà mắc bệnh tiếp xúc trực tiếp với gà khoẻ mạnh gây lây lan virus.
  • Lây truyền gián tiếp: gà mắc bệnh và gà khoẻ mạnh dùng chung máng ăn uống, virus đọng lại trong chất độn chuồng không được thay mới làm không khí nhiễm độc. 

Cơ chế sinh bệnh nguy hiểm Gumboro trên gà

Bệnh Gumboro có cơ chế sinh bệnh trên cơ thể gà như sau:

  • Virus bắt đầu quá trình nhân cục bộ khi xâm nhập vào cơ thể gà. Sau 6 – 8 giờ rất nhiều vi khuẩn đã có thể xâm nhập vào hệ tuần hoàn của gà. Lúc này, virus đã vận chuyển đi khắp nơi trên cơ thể chúng như gan, lách và túi Fabricius cùng nhiều cơ quan nội tạng khác.
  • Sau 9 – 11 giờ một lượng lớn virus đã xâm nhập vào túi Fabricius và tấn công các loại hình tế bào Lympho B. 
  • Sau 48 – 96 giờ nhiễm bệnh tế bào Lympho B đã bị phá huỷ nhất nhiều. Lúc này các vi thể và đại thể trong túi Fabricius bắt đầu xuất hiện bệnh tích.
  • Các vi khuẩn bắt đầu tấn công vào hệ tuần hoàn gây nên hiện tượng nhiễm trùng máu.
  • Sau 8 – 12 ngày nhiễm bệnh những cá thể không chịu được có thể tử vong vào thời điểm này. 

Triệu chứng gà mắc Gumboro dễ quan sát

Gà mắc Gumboro bắt đầu có những triệu chứng nhiễm bệnh dễ thấy phải kể đến như sau:

  • Một số con bắt đầu có dấu hiệu hoảng loạn, thường phát ra nhiều tiếng kêu bất thường. 
  • Gà thường quay đầu tự mổ vào hậu môn.
  • Gà bị ỉa chảy.
  • Dù gà ỉa chảy nhưng vẫn có những biểu hiện như: lông gáy dựng lên, đầu gối bị khuỳnh, đầu gối hạ thấp và khắp người rung lên như đang rặn để đi nặng.
  • Phân khá loãng, nhiều nước lẫn phân và có dấu hiệu bị trắng kèm với nhớt. 
  • Do mất nước nên gà có dấu hiệu kiệt sức, mệt mỏi và lông bết dính. 

Gà mắc Gumboro có những triệu chứng mất nước, đi ngoài nghiêm trọng

Bệnh tích Gumboro trên cơ thể gà chết

Khi gà chết do bệnh Gumboro thường để lại nhiều dấu hiệu bệnh tích trên cơ thể phải kể đến như: 

  • Cơ đùi và ngực của gà xuất huyết nặng.
  • Túi Fabricius sưng to gấp 2 – 3 lần kích thước của nội tạng ban đầu. Sau đó, các nang túi bắt đầu nổi lên những lốm đốm màu trắng ngà đi kèm dịch nhầy. Bổ đôi túi có thể thấy dấu hiệu xuất huyết rất nặng đến mức thành vệt, thành dải.
  • Thân gà trong thời gian mắc bệnh sưng to và có muối urat. Ruột biến đổi, bên trong ruột căng lên và chứa nhiều nước.
  • Các cơ quan như tim, gan, phổi cũng có dịch nhầy và một số bệnh tích nhưng không đáng kể. 

Các bệnh tích Gumboro ở gà chủ yếu ở túi Fabricius

Phương pháp phòng Gumboro cho gà hiệu quả

Sau đây, Dagaa88 xin bật mí phương pháp phòng bệnh Gumboro cho gà hiệu quả nhất: 

Vệ sinh phòng bệnh

Đầu tiên, chủ nuôi cần phải đảm bảo được vệ sinh của khu vực chăn nuôi:

  • Giữ vệ sinh máng ăn, chuồng nuôi, thay chất độn thường xuyên cho khu vực sống của gà.
  • Khi có dịch bùng phát lập tức cách ly những cá thể gà bệnh ra riêng. Lập tức sử dụng các chất sát trùng như: Cloramin 2%, formol 3% hoặc nước vôi 10% và để trống chuồng trong vòng 2 – 3 tháng. 

Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, tiêm vacxin phòng Gumboro cho gà

Vacxin phòng bệnh

Hiện nay có hai loại vacxin có thể chữa bệnh Gumboro hiệu quả nhất như:

  • Vacxin Nobilis Gumboro D78.
  • Vacxin  Nobilis Gumboro 228E dành cho gà đã trưởng thành. 

Sư kê có thể tiêm vacxin vào dưới da hoặc bắp cho gia cầm. Hoặc anh em có thể sử dụng các loại vacxin nhỏ vào mắt, mũi để tiết kiệm thời gian. 

Phác đồ điều trị Gumboro cho gà hiệu quả nhất 

Hiện nay bệnh Gumboro trên gà vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh. Gia cầm mắc Gumboro chủ yếu chết do mất nước quá nhiều chính vì vậy chủ nuôi nên có những biện pháp can thiệp như sau:

  • Sử dụng các loại thuốc có chất điện giải pha vào nước cho gà uống mỗi ngày.
  • Dùng thêm vitamin c vào thức ăn cho gà sử dụng.
  • Sử dụng kháng thể Gumboro cho gia cầm bằng cách tiêm bắp 1 – 2ml/con.

Làm sao để giảm tỷ lệ tử vong khi gà mắc Gumboro
Bệnh Gumboro là một trong những bệnh có thể gây diễn biến nặng ở gia cầm nhanh chóng. Chính vì vậy bà con cần phải hành động phòng bệnh từ sớm để tránh thiệt hại nặng nề về kinh tế.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *